Phân bón được chia làm 2 loại chính: Phân bón vô cơ và Phân bón hữu cơ. Chúng ta nên dùng loại phân bón nào và vì sao?
1. Phân bón vô cơ
Phân bón vô cơ (phân bón hóa học) là những loại phân bón dưới dạng muối khoáng sản xuất theo quy trình công nghiệp được bón cho cây trồng có chứa các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cần thiết nhằm cung cấp dinh dưỡng tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
a. Phân loại Phân bón vô cơ
Phân bón vô cơ được chia làm các nhóm: Phân đơn và Phân hỗn hợp
– Phân đơn là sản phẩm phân bón chỉ chứa một chất dinh dưỡng khoáng như Đạm (N), Lân (P) hay Kali (K).
– Phân hỗn hợp là những loại phân bón có chứa từ 2 chất dinh dưỡng khoáng trở lên như phân NPK; DAP; ….
b. Ưu nhược điểm của phân bón vô cơ
* Ưu điểm
– Tỉ lệ dinh dưỡng cao, có hiệu quả nhanh do dễ hòa tan nên cây trồng dễ hấp thu.
* Nhược điểm
– Thành phần chứa ít các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng.
– Dễ bay hơi, nhanh tan, dễ bị rửa trôi làm thất thoát phân bón và gây lãng phí về tiền của.
– Bón lâu năm, bón nhiều đất sẽ bị thoái hóa, chai cứng, độ pH giảm làm chua đất, tích tụ một số kim loại nặng trong đất.
– Tiêu diệt làm giảm mật độ vi sinh vật có lợi trong đất. Làm ô nhiễm môi trường.
– Dư thừa các hóa chất độc hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người và vật nuôi.
– Phân hóa học làm cây trồng bộc phát nhanh nhưng không bền vững, không lâu dài.
2. Phân bón Hữu cơ
– Phân bón hữu cơ là những hợp chất hữu cơ được sử dụng trong canh tác nông nghiệp có nguồn gốc từ phân động vật, lá, cành cây, chất thải nhà bếp, sinh hoạt, chất thải từ nhà máy sản xuất thủy hải sản, than bùn,….nhằm cung cấp các chất mùn, chất hữu cơ để tăng độ phì nhiêu, màu mỡ cho đất và cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng sinh trưởng và phát triển.
– Phân bón hữu cơ chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dưỡng đa, trung, vi lượng cần thiết để bón cho cây trồng mà không một loại phân bón khoáng (phân bón vô cơ) nào có được.
a. Phân loại
Phân hữu cơ được chia ra 2 nhóm: Phân hữu cơ truyền thống và phân hữu cơ chế biến công nghiệp (Phân hữu cơ Công nghiệp).
– Phân bón hữu cơ truyền thống là những loại phân có nguồn gốc từ phân động vật, phụ phẩm trong canh tác nông nghiệp,…được chế biến bằng các phương pháp truyền thông như phân chuồng, phân rác, phân xanh,…
– Phân bón hữu cơ chế biến công nghiệp là nhóm phân bón chế biến từ những chất hữu cơ theo một quy trình công nghiệp để sản xuất tạo ra sản phẩm phân bón có chất lượng tốt hơn nguồn nguyên liệu đầu vào như phân hữu cơ, phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân vi sinh, phân bón lá hữu cơ.
b. Ưu và nhược điểm của phân bón hữu cơ
* Ưu điểm
– Chứa nhiều nhiều các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa, trung, vi lượng.
– Bón nhiều, thời gian dài sẽ cải tạo đất đai, tăng độ phì nhiêu, màu mỡ,…làm đất tốt lên, chống xói mòn và rửa trôi các chất dinh dưỡng.
– Thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe con người.
– Bổ sung và thúc đẩy hệ vi sinh vật có lợi trong đất phát triển.
– Tạo sự phát triển bền vững cho cây trồng và đất đai.
– Tăng hiệu lượng hấp thu các chất dinh dưỡng cho cây trồng.
– Tăng sức đề kháng, sức chống chịu cho cây trồng với sâu bệnh và điều kiện bất lợi.
* Nhược điểm
– Một số loại phân bón hữu cơ truyền thống có hàm lưỡng dinh dưỡng thấp, hiệu lực chậm và thường sử dụng với lượng lớn, khó vận chuyển. Đặc biệt phân chuồng tươi và chưa ủ hoai mục có nguy cơ mang một số mầm bệnh cho cây trồng và sinh vật (E. Coli, Samonella, trứng giun…) gây bệnh cho con người và khả năng gây ô nhiễm môi trường rất cao.
– Để khắc phục những nhược điểm trên các sản phẩm phân bón hữu cơ chế biến công nghiệp đã ra đời, đã tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ chất lượng tốt, đầy đủ dưỡng chất cần thiết cung cấp cho cây trồng, thân thiện với môi trường và an toàn với con người
Công ty Cổ phần phân bón hữu cơ Gia đình luôn đặt tiêu chí bảo vệ sức khỏe Gia đình bạn lên hàng đầu. Do vậy, chúng tôi cung cấp sản phẩm chất lượng cao, an toàn, thân thiện môi trường. Và chúng tôi khuyên khích các khách hàng sử dụng và phân phối các dòng phân hữu cơ vi sinh được làm từ thực vật.